1. Sắp xếp hồ sơ khoa học dễ tìm dễ thấy dễ lấy dễ kiểm tra và tra cứu khi cán bộ hỏi
2. Thống kê sắp xếp toàn bộ những chi phí doanh nghiệp đang gặp phải và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: đo lường các khả năng tổn hại nếu bị loại sẽ tốn bao nhiêu tiền: phạt, truy thu thuế: vat, tndn, phạt 20%, chậm nộp 0.05/0.03%…thống kê đo lường và báo cáo chủ Doanh nghiệp được hay để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
3. Các chi phí doanh nghiệp phát sinh thì sẽ theo văn bản pháp luật nào khoản nào sẽ bị loại điều kiện cần và đủ tối thiểu để chứng minh hồ sơ là hợp lý hợp lệ…chứng từ thì kế toán và doanh nghiệp phải bổ sung kịp thời đầy đủ
4. Khi giải trình với cơ quan thuế tối thiểu từ 2 người trở lên, nếu chỉ có 1 người thì sự chuẩn bị, bố trận, dàn trận pháp trước ở bước 1 chiến lược và bước 2.3 thì dù 1 hay số nhiều không còn là vấn đề to nhỏ…mọi thứ đã vào khuôn khổ thì không ai có thể quay vòng bạn
Hình ảnh : Bật mí kinh nghiệm những điều cần biết khi thanh kiểm tra thuế
5. Kế toán trưởng/viên người làm kế toán cần phân biệt đâu là các chi phí/ doanh thu trọng yếu khi bị tóm sẽ hỏng hết toàn bộ đại cục dù năng lực có siêu phàm hay chuẩn bị giỏi đến đâu thì lúc này bạn cũng chỉ nhỏ như đầu mũi kim trước cơ quan thuế công lý đã không thuộc về bạn thì hãy xuống nước cuối đầu thắng thắn với cơ quan thuế để họ hướng dẫn bạn cách xử lý vấn để để ổn thỏa hai bên
– Doanh nghiệp bạn sẽ bị thiệt hại thấp nhất và bổ sung các chứng từ cho cán bộ kiểm cần thiết
– Cơ quan thuế đạt lợi ích truy thu và lợi ích nhân sinh quan nhất trong trường hợp này: vì cơ quan thuế cũng như doanh nghiệp phải giải trình theo cấp bậc bộ của họ: Chi cục phải giải trình với Cục/ kiểm toán/ bộ tài chính….các thanh kiểm tra trong nội bộ và ngoại ngành khác…vì họ phải chịu trách nhiệm giải trình với cấp cao hơn chứ không phải chỉ kiểm xong hồ sơ doanh nghiệp bạn là xong công việc của họ
– Do đó phải đạt được giá trị lợi ích cân bằng chung cho mỗi lần ra quyết định của cán bộ kiểm tra
6. Án tại hồ sơ: nếu hồ sơ nằm trong tầm kiểm soát của bạn thì mưc thiệt hại sẽ tối thiểu, nếu hồ sơ bạn rối bời và bung bét thì mức khắc phục sẽ chỉ hạn chế được 1 phần thiệt hại chung mà thôi chứ dừng mong ko bị phạt xu nào?
Ví dụ: doanh nghiệp mua bán với công ty bỏ trốn hóa đơn lấy sau thời điểm thông báo bỏ trốn hoặc có quyết định của cơ quan công an về doanh nghiệp mua bán hóa đơn ko có giao dịch thực tiễn thì bạn có là thánh cũng ko giải quyết được vấn đề này nên mức án là rõ ràng
– Có nhiều bạn phàn nàn rằng gặp cán bộ là sợ và run và sợ cán bộ gây khó….xin thưa rằng án tại hồ sơ không tại ở cán bộ… cách ứng xử và cách trả lời của bạn phụ thuộc vào mức va chạm và kinh nghiệm mà có cùng 1 tờ hóa đơn nhưng đối với mỗi người có cách giải trình khác nhau có người thất bại vì giải trình sai hướng => bị loại lý do không phục vụ sản xuất kinh doanh, có người giải trình hợp lý vì nó đúng múc đích và phù hợp thức tế cũng như văn bản luật
– Các bạn run sợ vì kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị chưa đủ và đạt… tình trạng sợ sệt vì sợ bị phạt….
7. Sử dụng nguồn lực bên ngoài: nếu bạn chưa yên tâm hồ sơ của mình thì có thể kiếm 1 người nào đó va chạm, kinh nghiệm, kiến thức hỗ trợ tư vấn soát lại hồ sơ của bạn 1 lượt để họ hướng dẫn cách xử lý và bố sung hồ sơ, cũng như điểm yếu và mạnh , khuyết điểm trong hồ sơ bạn đang có với mức phí nếu bạn cảm thấy phù hợp với khả năng của bạn, nếu không đủ tiền thì đề nghị, kiến nghị lên Sếp/ chủ doanh nghiệp để hỗ trợ và trao đổi thẳng thắn với chủ Doanh nghiệp
– Bỏ mức phí nhỏ để đạt lợi ích cao nhất hay để khi phạt mức cao thì mới quay ra đỗ lỗi tại kế toán của mình nên nó làm bị phạt nhiều
– Ít nhất có người hỗ trợ để bạn bớt đi gánh nặng tâm lý
Mời bạn tham gia thêm khóa HỌC KẾ TOÁN THUẾ
8. Thoải mái tâm lý:
– Hãy cứ để tâm lý thoải mái
– Cái nào trả lời được thì giải trình nhanh
– Cái nào không ghi ra giấy giải xin giải trình sau
– Cái nào cảm thấy khó quá thì xin và xin cán bộ hướng dẫn cách xử lý và khắc phục cũng như bổ sung hồ sơ
– Mức rủi ro cao nhất nếu sau khi kiểm tra bạn sẽ bị Chủ doanh nghiệp kỳ thị và khó chịu thì cứ xin nghĩ tìm bến đỗ mới môi trường làm việc không được như ý thì dù bạn có nỗ lực đến đâu cũng không được ghi nhận trừ khi có kỳ tích, dù sao chúc mừng bạn đã có 1 chút va chạm và thành tựu bước đệm cho công việc sau này hành thông hơn kinh nghiệm hơn, từng trãi hơn, già dặn hơn, tin tin hơn, nhưng cũng không phải chủ doanh nghiệp nào cũng xấu
Chú ý: không có cán bộ thuế nào tận diệt hay làm khó bạn chỉ là thái độ của bạn quyết định sự sống còn trong kỳ kiểm tra mà thôi