Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình khi quyết định thành lập doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp kinh doanh phù hợp thì hãy cùng LaSun chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.
Những loại hình doanh nghiệp được quan tâm nhất hiện nay
Có 4 yếu tố chính cần cân nhắc khi một doanh nghiệp xem xét để lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh bao gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới cùng với kỳ vọng của nhà đầu tư.
Do đó mà quá trình chọn lựa loại hình doanh nghiệp này vô cùng khó khăn bởi có rất nhiều loại hình của các tổ chức để cho bạn chọn lựa. Với một kế hoạch kinh doanh đã được chuẩn bị chi tiết thì có thể được tổ chức như một doanh nghiệp tư nhân hoặc có thể là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn…
Dưới đây là phân tích cụ thể, chi tiết về những ưu điểm và nhược điểm của một số loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay mà các doanh nghiệp chuẩn bị thành lập có thể tham khảo:
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN):
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp rất dễ điều hành. Đây là loại hình do một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ sở hữu duy nhất của loại hình doanh nghiệp tư nhân này là một cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân này cũng sẽ không có tư cách pháp nhân.
– Ưu điểm:
+ Về chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân: Do cá nhân là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân sẽ phải hoàn toàn chủ động trong việc quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mình.
– Nhược điểm:
+ Nếu chế độ sở hữu cũng như vấn đề chịu trách nhiệm như đã phân tích ở trên được coi là một ưu điểm của DNTN thì nó cũng là một nhược điểm rất lớn đối với loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nên rất dễ dẫn đến rủi ro. Vì vậy mà chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ số tài sản của mình và của cả DNTN chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp như ở loại hình doanh nghiệp TNHH hoặc CTCP.
+ DNTN cũng sẽ không có tư cách pháp nhân, điều này chính là một nhược điểm khá lớn của loại hình này. Bởi không phải hiển nhiên mà pháp luật lại trao tư cách pháp nhân cho một cá nhân để hoạt động kinh doanh trên thực tế. Vì tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo lòng tin trước khách hàng khi tiến hành giao dịch bởi nó có sự tách bạch về tài sản cũng như khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi không may có rủi ro xảy ra.
+ Về cách thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân: Nếu như thành lập công ty Cổ phần thì nó sẽ có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu, còn công ty TNHH thì sẽ có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng đối DNTN thì lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào cả.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
- Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do do một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó làm chủ sở hữu. Đồng thời, chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty mà thôi.
– Ưu điểm:
+ Lợi thế đầu tiên của loại hình công ty TNHH 1 thành viên là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tất cả các hoạt động của công ty nên các quyết định được đưa ra rất nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời sẽ không mất nhiều thời gian để thảo luận cũng như đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng như ở loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hay là công ty cổ phần.
+ Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi với số vốn góp vào công ty mà thôi, nên điều này ít gây rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp và đây là điểm hơn hẳn DNTN.
– Nhược điểm:
+ Việc huy động vốn của công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần trong công ty. Do đó, việc huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này cũng sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với CTCP.
Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Đồng thời, Cổ đông của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoảng nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.
– Ưu điểm
+ Đối với chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần thì chỉ là trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy mà các cổ đông chỉ pải chịu trách nhiệm về khoảng nợ cùng các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp vào nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
+ Phạm vi hoạt động của công ty cổ phần thì trong hầu hết các lĩnh vực cũng như các ngành nghề.
+ Cơ cấu vốn của công ty cổ phần thì hết sức linh hoạt, điều này tạo điều kiện rất tốt cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
+ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần thì rất cao, đặc biệt là thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và đây là điểm riêng của công ty cổ phần. Đồng thời việc chuyển nhượng số vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng cho nên phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có thể mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công ty cổ phần không hạn chế số lượng thành viên tham gia vào thành lập cũng như góp vốn vào công ty nên giúp cho công ty cổ phần dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình cũng như không bị giới hạn các loại hình doanh nghiệp khác cả về vốn và nguồn nhân lực.
+ Việc quản lý và điều hành công ty sẽ được thông qua hội đồng quản trị của công ty, các quyết định sẽ được đưa ra trên cơ sở biểu quyết theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đối với từng vấn đề cụ thể. Do đó mà công ty cổ phần luôn đảm bảo sự khách quan, công bằng và hạn chế được những rủi ro như ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên hoặc DNTN.
– Nhược điểm:
+ Do số lượng thành viên của công ty cổ phần không giới hạn chế nên cơ cấu tổ chức của công ty nhiều khi hơi cồng kềnh. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có phương án quản lý hợp lý thì đây chính là nhược điểm lớn đối với loại hình doanh nghiệp này.
+ Bên cạnh đóm việc quyết định các vấn đề quan trọng của loại hình doanh nghiệp này sẽ phải dựa trên tỉ lệ phiếu bầu trong cuộc họp HĐQT.
Công ty cổ phần
Vì vậy, mỗi loại hình doanh nghiệp đều sẽ có những mặt ưu và nhược điểm riêng. Do đó, trước khi doanh nghiệp bạn quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh nào thì cũng nên cân nhắc thật kỹ dựa trên cơ sở các yếu tố hiện có của của mình để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại laSun
+ Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 5 ngày
+ Nhận khắc con dấu tròn công ty
+ Nhận kê khai hồ sơ thuế ban đầu (7 ngày)
- Quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:
+ CMND của chủ công ty phải có công chứng mới nhất
+ Thông tin đăng ký doanh nghiệp của quý khách: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…
- Quy trình thành lập doanh nghiệp :
+ Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp và hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cá nhân cần thiết.
+ Đại diện cho quý khách đi nộp hồ sơ và nhận giấy kết quả về thành lập doanh nghiệp.
+ Đại diện quý khách làm việc với cơ quan nhà nước nếu được yêu cầu.
+ Đại diện quý khách đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp ( đăng ký qua mạng – khắc dấu công ty.
+ Đại diện quý khách đăng ký thuế doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán làm việc tiếp theo).
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại laSun
Với những thông tin hữu ích ở trên về loại hình doanh nghiệp và dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Lasun hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!