[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Bạn đã bao giờ mắc phải một sai lầm mà nó vốn có thể tránh được nếu biết lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác? Ngay cả Facebook của ông chủ Mark Zuckerberg cũng từng có những sai lầm đáng tiếc như vậy và đây là cách những người thành công giải quyết vấn đề.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Bài học từ sai lầm của “gã khổng lồ” Facebook
Trang chủ của Facebook gọi là Facebook Home được ra mắt vào tháng 4 năm 2013 với mục đích có thể thay đổi hướng nhìn và cảm xúc của người dùng. Cụ thể, nó được thiết kế giống như một ứng dụng nhằm biến đổi màn hình mặc định thành Facebook Wrapper cho phép người dùng tương tác với ứng dụng mọi thời điểm mà không cần phải đăng nhập liên tục.
Đáng tiếc rằng, đội ngũ sáng tạo của Facebook đã không nhận ra vấn đề rắc rối trong trường hợp khách hàng sử dụng điện thoại Android. Bởi vì, ứng dụng chiếm quá nhiều tài nguyên, khiến thiết các thiết bị Android hoạt động chậm chạp.
Sai sót này có lẽ rất đáng xấu hổ bởi họ chỉ tập trung vào sự hiệu quả trên ứng ụng iOS mà “quên” nghiên cứu trên thiết bị Android, có nghĩa là họ đã bỏ qua nhu cầu của của một bộ phận lớn khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm đáng tiếc này lại chỉ đơn giản bởi vì mọi thành viên trong nhóm sáng tạo đều sử dụng điện thoại thông minh của Apple.
Tuy nhiên, họ đã phát hiện ra sai lầm của mình và khắc phục nhanh chóng nhờ việc thu thập phản hồi của khách hàng sau khi ra mắt ứng ụng. Họ lắng nghe người dùng phàn nàn về tình trạng xảy ra, sau đó thử nghiệm lại ứng dụng trên các hệ thống iOS và Android để xác định, giải quyết vấn đề theo yêu cầu của khách hàng.
Khác với nhóm sáng tạo của Facebook, nhiều người thường không thích nhận sai lầm và lắng nghe những lời chỉ trích, ngay cả khi đó là những lời chỉ trích mang tính xây dựng. Họ thường bảo thủ và không quan tâm đến quan điểm của người khác hoặc tìm cách đổi lỗi cho những yếu tố bên ngoài tác động như sự kém may mắn, lỗi của người khác và tình huống ngoài tầm kiểm soát, thay vì nhận ra bản thân thực sự mắc sai lầm và phải tìm cách khắc phục.
Trường hợp này thường xảy ra ở những người lãnh đạo quá tự tin cho rằng quyền lực có thể khiến những người không đồng tình với quan điểm, quyết định của mình phải cúi đầu khuất phục. Họ từ chối lắng nghe những ý kiến chỉ trích. Đây là trở ngại lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với một người lãnh đạo muốn “được lòng dân” và tạo thành công vững trãi trong sự nghiệp.
Cái giá của việc trốn tránh chỉ trích
Nếu muốn trốn tránh những lời chỉ trích để duy trì hình ảnh tốt đẹp của bản thân thì đó là một việc sai lầm cho thấy sự phát triển “còi cọc” của bản thân và thiếu chuyên nghiệp. Nó chứng minh bạn đang từ trối trách nhiệm và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài vì sự thất bại của bạn.
Không tìm kiếm những phản hồi của khách hàng và lắng nghe những lời chỉ trích thì sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng bị tẩy chay, thất bại ngay cả khi đó là sản phẩm chất lượng cao. Bởi vì, nó không đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Lấy trường hợp sai lầm của Facebook làm ví dụ, ban đầu Facebook đã lên kế hoạch thu phí người dùng 99$/2 năm. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc đạt chỉ tiêu mức người dùng nên buộc phải giảm xuống chỉ còn 0.99$ sau một vài tuần ra mắt. Đồng thời, công ty cũng tái cơ cấu lại sản phẩm liên tục.
Mỗi sai lầm đều khiến công ty phải trả một cái giá “đắt” và nỗ lực phát triển lại. Nhưng thực tế chứng minh, nhờ cách lắng nghe phản hồi từ người dùng mà Facebook đã liên tục thay đổi trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh với hơn 2 tỷ người dùng, chiếm ¼ dân số thế giới.
Chấp nhận lời chỉ trích như một chuyên gia
Người thành công là người thực sự biết cách chấp nhận những lời chỉ trích mà không coi đó là một cuộc tấn công cá nhân. Họ tự tin không có nghĩa là bỏ qua những phản hồi tiêu cực mà ngược lại, luôn thoải mái lắng nghe để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Giữ bình tĩnh và tự trọng khi lắng nghe lời chỉ trích là vấn đề khó khăn nhưng khách quan, nó sẽ có lợi cho bạn và sự nghiệp lâu dài của bạn. Những lời phê bình đó sẽ giúp bạn nhận ra bản thân sai lầm ở đâu, còn thiếu sót khía cạnh nào và cần phát triển mạnh ở lĩnh vực nào. Cũng cần lưu ý rằng không phải lời chỉ trích và phê bình nào cũng được coi là hữu ích mà phải tỉnh táo, xác định thông tin phản hồi có nhạy bén và thiết thực hay không.
Không có bất kì người thành công nào trên thế giới chưa từng nhận sự chỉ trích, phản hồi tiêu cực. Càng sớm nhận được phản hồi dù tiêu cực hay tích cực thì bạn càng đưa ra quyết định đúng càng sớm. Và hãy coi những lời phản hồi tiêu cực đó như một món quà đặc biệt để phát triển và hoàn thiện bản thân tốt hơn.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]