Bạn muốn thành lập doanh nghiệp để mở rộng công việc kinh doanh, tuy nhiên bạn đang phân vân không biết nên thành lập chi nhánh hay là văn phòng đại diện sẽ tốt hơn. Để có thể giải đáp được thắc mắc này thì hãy cùng LaSun.vn đi tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.
Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện sẽ tốt hơn?
Chi nhánh:
- Về hoạt động kinh doanh:
+ Chi nhánh sẽ được thực hiện tất cả các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành nghề nào cũng có thể đăng ký được. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay là chỉ một phần chức năng thì còn tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
- Về thẩm quyền đại diện:
+ Chi nhánh cần phải phân biệt rõ thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay là thẩm quyền của giám đốc chi nhánh.
+ Người đại diện theo hoạt động pháp luật của doanh nghiệp sẽ được quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả những vấn đề về đại diện. Tức là, bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà chi nhánh muốn thực hiện cũng phải nhận được sự đồng ý từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ được phát sinh khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo đúng quy định pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, người đại diện của doanh nghiệp cũng có thể hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.
- Về tài chính:
+ Chi nhánh không được phép độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm về tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh có thể được hạch toán kế toán độc lập hoặc có thể phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Thành lập chi nhánh
Văn phòng đại diện:
- Nội dung hoạt động:
+ Văn phòng đại diện phải là nơi đại diện cho quyền cũng như lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo sự uỷ quyền để bảo vệ các quyền cùng với lợi ích đó.
+ Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là nơi liên lạc hay là thực hiện mọi hoạt động nghiên cứu cũng như cung cấp đầy đủ thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
+ Văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường để có thể phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của công ty cùng với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ và cũng là nơi đại diện cho công ty khiếu kiện về các vi phạm nói trên.
+ Văn phòng đại diện sẽ không được phép thực hiện mọi các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về công việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì cần phải tuân theo ủy quyền của doanh nghiệp và cần phải có đóng dấu doanh nghiệp đó.
- Chức năng văn phòng đại diện:
+ Văn phòng đại diện sẽ thực hiện chức năng của một văn phòng lên lạc để có thể xúc tiến xây dựng dự án hợp tác hay là đốc thúc việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết cũng như thực hiện mọi hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi pháp luật cho phép.
Thành lập văn phòng đại diện
Như vậy, sau khi điểm qua những nét cơ bản về việc thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh thì ta thấy được sự khác nhau giữa chúng. Đặc biệt, điểm mà chúng ta cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với hai hình thức này đó chính là thẩm quyền giao kết hợp đồng.
Thực ra, mục đích của việc thành lập văn phòng đại diện là hỗ trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy mà các tranh chấp cũng chủ yếu phát sinh từ điểm này. Đông thời, văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài sẽ không có tư cách pháp nhân, tức là các hình thức này sẽ không thể tự nhân danh mình để có thể tham gia vào các mối quan hệ dân sự cũng như tự chịu trách nhiệm phát sinh từ các hoạt động của mình. Từ đó ta có thể thấy rằng các hình thức này không độc lập về tài chính.
Nếu tranh chấp không may phát sinh hay là những tranh chấp thuộc nội dung ủy quyền thì doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm. Nhưng nếu trong trường hợp chi nhánh hay là văn phòng đại diện tự ý vượt quá thẩm quyền của mình trong việc ký kết các hợp đồng không thuộc trong lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký của doanh nghiệp thì người chịu trách nhiệm chính là giám đốc chi nhánh hay là trưởng văn phòng đại diện.
Ngoài những lưu ý quan trọng về thẩm quyền nêu trên thì khi tham gia về giao dịch và ký kết hợp đồng với chi nhánh hay văn phòng đại diện, cần phải tham khảo về điều lệ, quy chế công ty của các doanh nghiệp thành lập để hiểu rõ hơn về những thẩm quyền và hoạt động của chủ thể này, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Lợi ích của việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện:
- Chi nhánh:
+ Chi nhánh có thể trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh giống như những hoạt động của công ty mẹ như: Mua bán hàng hoá, ký hợp đồng, phát hành hay kho bãi và sử dụng hoá đơn riêng.
+ Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có thể kê khai thuế độc lập hay có thể hạch toán riêng như một công ty con, đặc biệt là cần tách biệt kết quả kinh doanh theo dự án.
Lợi ích của việc thành lập Chi nhánh
- Văn phòng đại diện:
+ Mọi thủ tục để thành lập văn phòng đại diện vô cùng đơn giản.
+ Thủ tục quản lý cũng như vận hành của văn phòng đại diện cũng vô cùng đơn giản, vì bạn không cần phải lập sổ sách báo cáo và không phải kê khai thuế…
+ Bên cạnh đó, văn phòng đại diện không cần phải kê khai nộp thuế các loại.
Lợi ích của việc thành lập văn phòng đại diện
Rủi ro thường gặp khi thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện
- Chi nhánh:
+ Chi phí khi thành lập và thủ tục ban đầu đối với chi nhánh vô cùng phức tạp.
+ Chi nhánh cần phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) độc lập với công ty mẹ.
+ Nếu là chi nhánh độc lập thì doanh nghiệp cần phải có bộ máy kế toán riêng và phải làm thủ tục tổng hợp như báo cáo tài chính cuối năm.
+ Chi nhánh cần phải nộp thuế môn bài và các loại thuế khác cho doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện:
+ Văn phòng đại diện không được phép tổ chức sản xuất kinh doanh trực tiếp với đối tác.
+ Không được sử dụng mọi loại hoá đơn để kinh doanh.
+ Không được phép lập hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính riêng.
+ Văn phòng đại diện có thể không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của hoạt động kinh doanh thực tế.
Thủ tục để thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện
- Chi nhánh:
+ Chi nhánh cần phải có trưởng chi nhánh và phải có địa chỉ đăng ký giấy phép.
+ Chi nhánh cần phải đăng ký cũng như kê khai và nộp thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở.
+ Cần phải khai báo và cập nhật với cơ quan thuế của công ty mẹ.
- Văn phòng đại diện:
+ Văn phòng đại diện cần phải có trưởng văn phòng hay là có địa chỉ đăng ký giấy phép.
+ Văn phòng đai diện không cần phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở.
+ Cần phải khai báo và cập nhật với cơ quan thuế của công ty mẹ.
LaSun với kinh nghiệm tư vấn kinh doanh cho rất nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp, vì vậy mà dịch vụ thành lập chi nhánh của chúng tôi có khả năng tư vấn và thực hiện tất cả mọi yêu cầu từ phía doanh nghiệp thực tế nhất. Bên cạnh đó, laSun luôn giúp khách hàng lường trước những rủi ro tiềm ẩn để khách hàng có thể đạt được kết quả cuối cùng một cách hiệu quả và đơn giản nhất.
LaSun – Địa chỉ cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện uy tín
Với những chia sẻ hữu ích của laSun ở trên hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Nếu có vấn đề gì thắc mắc thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với laSun để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé. Chúc ban luôn thành công.